Cách Nhận Biết Bao Bì Nhựa An Toàn Hay Độc Hại Thông Qua Ký Hiệu

Cách Nhận Biết Bao Bì Nhựa An Toàn Hay Độc Hại Thông Qua Ký Hiệu

BPA – Chất độc hại “chết người” có trong các loại bao bì nhựa

Những mối lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của các loại đồ nhựa không phải không có cơ sở, đặc biệt với các kết luận của các cuộc nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây. Sẽ rõ ràng hơn hết nếu bạn đã từng nghe nói đến BPA và sự nguy hiểm của nó.

Bisphenol-A (BPA) là một chất hóa học dùng để sản xuất nhựa, chất dẻo, nhựa epoxy, nhựa PC và nhiều loại nhựa khác.

BPA ứng dụng để sản xuất các loại bao bì nhựa, vật dụng nhựa trong tiêu dùng và được tìm thấy trong nhiều vật dụng có thể tái sử dụng như: chai nước, hộp đựng thực phẩm, đồ chơi, thiết bị thể thao, đường ống dẫn nước…

Theo các cuộc nghiên cứu điều tra về mức độ an toàn của BPA trên một số quốc gia và Cơ quan Hóa chất Châu Âu, BPA bị nghi ngờ có khả năng bị hòa tan vào thực phẩm và có các tác động không tốt với sức khỏe. Đặc biệt sẽ thôi nhiễm nhanh hơn trong môi trường có nhiệt độ cao hơn bình thường như khi bao bì được đun nóng, được làm sạch bằng các chất tẩy rửa mạnh hoặc tiếp xúc với thức ăn/đồ uống có tính axit.

nhựa BPA

BPA – Chất độc hại có trong các loại bao bì nhựa gây nguy hại sức khỏe

Các chứng bệnh nguy hiểm BPA có thể gây ra:

  • Bệnh down.
  • Suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp.
  • Rối loạn tim mạch.
  • Tác động đến chức năng hệ thần kinh.
  • Viêm phế quản, hen suyễn.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư tuyến tiền liệt, giảm lượng tinh trùng và có thể dẫn đến vô sinh.

Và còn những căn bệnh nguy hiểm khác…

Hãy tự biết cách phòng và tránh bệnh một cách an toàn bằng cách nhận biết các ký hiệu trên bao bì nhựa nhé!

Nhận biết các loại bao bì nhựa an toàn hay độc hại thông qua ký hiệu

Người tiêu dùng thường có thói quen sử dụng các đồ dùng từ nhựa để trữ, đựng thức ăn nhưng chẳng mấy khi quan tâm đến các chỉ số hay ký hiệu được dập dưới đáy bao bì sản phẩm nhựa hoặc có để tâm cũng không hiểu được các ký hiệu đó nói lên điều gì. Phần thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được mình đang dùng loại nhựa an toàn hay không và tránh dùng phải các loại nhựa độc hại.

Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE – số 1, HDPE – số 2, PVC – số 3, LDPE – số 4, PP – số 5, PS – số 6 và PC – số 7.

các kí hiệu trên bao bì nhựa

Hình ảnh ký hiệu trên bao bì giúp bạn biết các loại nên dùng và nên tránh

SỐ 1 – PETE hay PET (Polyethylene Terephthalate)

  • PETE/PET là loại nhựa rất thông dụng để sản xuất vỏ chai nước, chai đựng gia vị, bao bì đóng gói.
  • Nhiệt cao trên 40 độ C sẽ hấp thụ kim loại độc hại Antimon, gây nôn mửa, tiêu chảy, loét dạ dày.
  • Bao bì nhựa PET rất khó để làm sạch, khả năng tái chế khá thấp (khoảng 20%).
  • Nhựa PET chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần.

các loại nhựa pet 1

Hình ảnh các loại bao bì nhựa PET – SỐ 1

=> Không nên tái chế.

=> Không đựng thực phẩm và nước uống nóng.

SỐ 2 – HDPE hay HDP (Polyethylene tỷ trọng cao)

  • Là loại nhựa tốt và an toàn nhất trong các loại nhựa.
  • Được các chuyên gia khuyên dùng cho việc đóng gói đựng thực phẩm, làm bao bì thực phẩm. Ngoài ra còn dùng làm bình đựng sữa, vỏ chai chất tẩy rửa, đồ chơi, túi đựng.
  • An toàn ở nhiệt độ dưới 120 độ C.

loại nhựa HDPE 2

Hình ảnh bao bì nhựa HDPE – SỐ 2

=> Tái chế tốt. Có thể tái chế ở bất kỳ nhà máy tái chế nào.

=> Loại nhựa ít độc hại, an toàn cho trẻ nhỏ.

SỐ 3 – PVC hay V (Polyvinyl  Chloride)

  • Đây là loại nhựa phổ biến nhất.
  • Dùng trong sản xuất bao bì trong suốt, đồ chơi, vỏ chai dầu ăn, áo mưa, vỉ thuốc,…
  • Trên 81 độ C sẽ giải phóng DEHP, phá vỡ hormone cơ thể.

nhựa PVC 3

Hình ảnh các sản phẩm bao bì nhựa PVC – SỐ 3

=> Cẩn trọng khi tái chế và không phải nhà máy tái chế nào cũng nhận tái chế loại bao bì nhựa PVC.

=> Không nên dùng đựng thực phẩm.

SỐ 4 – LDPE (Polyethylene tỷ trọng thấp)

  • Là loại nhựa mềm và dẻo.
  • Ký hiệu số 4 thường có trên các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nilon, túi nilon, túi đựng hàng và vỏ bánh.
  • Trên 80 độ C sẽ giải phóng chất độc.

Nhựa LDPE 4

Bao bì nhựa LDPE – SỐ 4 có tính trơ hóa học và độ bền cao

=> Tái chế tương đối tốt.

=> An toàn nhưng chỉ nên dùng trong ngắn hạn.

SỐ 5 – PP (Polypropylene)

  • Loại nhựa này được dùng để chế tạo vỏ hộp sữa chua, hộp đựng thực ăn, chai, nắp, ống hút, áo giữ nhiệt.
  • An toàn ở nhiệt độ dưới 120 độ C.

chai nhựa PP 5

Hình ảnh bao bì nhựa PP – SỐ 5 – loại chịu nhiệt tốt nhất

=> Tái chế tốt.

=> Loại nhựa an toàn tương tự nhựa HDPE – SỐ 2.

SỐ 6 – PS (Polystyrene)

  • Loại nhựa PS chuyên dùng để tạo ra các sản phẩm dùng 1 lần như ly nhựa xốp, dĩa hay khay đựng tủ lạnh…
  • Không an toàn ở nhiệt độ trên 40 độ C, dễ giải phóng chất gây ung thư.

nhựa PS 6

Hình ảnh bao bì nhựa PS – SỐ 6

=> Không được tái chế.

=> Hạn chế tối đa dùng trong đựng thực phẩm.

SỐ 7 – Các loại khác

  • Khi thấy ký hiệu này trên bao bì nhựa thì tức là tất cả các loại nhựa khác không thuộc 6 loại đã nêu trên.
  • Không xác định được chất liệu sản xuất sản phẩm nhựa này.
  • Thường được ký hiệu trên thùng nước, ốp điện thoại, đĩa CD/DVD.
  • Dễ sinh ra BPA hoặc BPS gây rối loạn nội tiết.

Nhựa other 7

Bao bì nhựa mang ký hiệu SỐ 7 bao gồm nhựa PC (độc hại) và các loại khác

=> Không nên tái chế.

=> Hạn chế tiếp xúc.

Lưu ý: Nếu trên bao bì của sản phẩm bạn đang dùng không in những hình ảnh ký hiệu thì rất có khả năng đó là loại bao bì nhựa SỐ 7.

Thông qua bài viết, Baobivietnam.net hy vọng các bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được loại bao bì nhựa nào là loại an toàn cho sức khỏe và loại nào độc hại cần hạn chế hoặc tránh sử dụng.

 

Nguồn: copy

Tags:
BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn